Đội ngũ giảng viên và hỗ trợ kỹ thuật

Responsive image

Nguyễn Huỳnh Nhật Thương

Nguyễn Huỳnh Nhật Thương là kỹ sư với hơn 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hệ thống nhúng và hơn 3 năm tham gia vào công tác hướng dẫn thí nghiệm thực hành, trợ giảng các môn trong lĩnh vực này cho các giáo sư, phó giáo sư của các trường Đại học Washington, Portland State (US) và Đại học Bách khoa Đà Nẵng.

Anh cũng chính là người sáng lập và cùng với các cộng sự phát triển Cộng đồng kỹ thuật TAPIT từ năm 2016 với các hoạt động đào tạo, hướng dẫn nghiên cứu, chia sẻ các kiến thức, kỹ năng và các cơ hội phát triển cho các thành viên. Năm 2018, anh thành lập và điều hành Công ty Kỹ thuật TAPIT.

Responsive image

Lê Công Vĩnh Khải

Lê Công Vĩnh Khải là kỹ sư tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Máy tính trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng với hơn 3 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Internet of Things. Hiện anh là trưởng nhóm IoTs R&D tại TAPIT, từng tham gia phát triển các giải pháp, thiết bị cho nhà thông minh, các ứng dụng giọng nói sử dụng công nghệ trợ lý ảo Google và Amazon, hệ thống IoTs tích hợp nền tảng điện toán đám mây, công nghệ không dây trên vi điều khiển và máy tính nhúng…

Anh từng là speaker chia sẻ, demo về nhà thông minh tích hợp trợ lý ảo Google Assistant tại sự kiện DevDay 2019. Anh có hơn 2 năm kinh nghiệm trong đào tạo mảng Internet of Things với phong cách giảng dạy sinh động, tràn đầy năng lượng, luôn lấy lý thuyết căn bản là nền tảng và làm chủ công nghệ bằng thực hành cho hơn hàng trăm viên là các sinh viên, kỹ sư đến từ các chuyên ngành kỹ thuật khác nhau.

Responsive image

Trần Thụy Ngọc Hằng

Trần Thụy Ngọc Hằng là kỹ sư hệ thống nhúng tại Công ty Kỹ thuật TAPIT với hơn 2 năm kinh nghiệm về thiết kế và lập trình phần mềm nhúng cho các sản phẩm, thiết bị sử dụng các dòng vi điều khiển lõi ARM Cortex – M0, M3 và M4 qua các dự án thực tế liên quan đến đo đạc các thông số môi trường; truyền và nhận dữ liệu qua GPRS, 3G, LoRa, Bluetooth, Ethernet.

Với những kiến thức và kinh nghiệm thực tế, Hằng cũng đã tham gia vào việc hỗ trợ kỹ thuật các bạn học viên các lớp lập trình nhúng, vi điều khiển với mong muốn giúp các bạn học viên học thêm những kiến thức bổ ích và gia tăng niềm say mê với lĩnh vực này.

Responsive image

Ngô Thanh Liêm

Ngô Thanh Liêm hiện đang là trưởng nhóm thiết kế phần cứng tại TAPIT với các kinh nghiệm về phân tích, thiết kế nguyên lý mạch, PCB Layout, thiết kế kiểu dáng công nghiệp, vỏ hộp cho các dự án, sản phẩm. Anh cũng đang là quản trị viên Cộng đồng ALTIUM DESIGN VIỆT NAM, nơi thường xuyên có những hướng dẫn và thảo luận sôi nổi về chủ đề thiết kế PCB.

Với 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế phần cứng, anh tham gia vào đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật với vai trò tư vấn cho các học viên về việc lựa chọn, ghép nối phần cứng trong các đề tài, dự án.

Responsive image

Ngô Văn Trung

Ngô Văn Trung, chuyên ngành Kỹ thuật Viễn thông với hơn 2 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Internet of Things tại nhóm IoTs R&D của công ty Kỹ thuật TAPIT, từng tham gia xây dựng và phát triển các sản phảm về IoT như các hệ thống thu thập dữ liệu, các sản phẩm tích hợp trong nhà thông mình, làm việc với các nền tảng IoTs lớn như Google, Amazon.

Với khả năng và kinh nghiệm có được, mình đã tham gia hỗ trợ rất nhiều sinh viên ở các khóa học về IoTs, từng là speaker tại các sự kiện workshop do TAPIT tổ chức.

Responsive image

Đậu Đức Thắng

Đậu Đức Thắng là kỹ sư tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Điều khiển & Tự động hóa trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng với hơn 2 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Hệ thống nhúng với các dự án thực tế về điều khiển, truyền nhận dữ liệu sử dụng các công nghệ mạng không dây khác nhau với các dòng vi điều khiển STM32, Atmega, PIC.

Với mong muốn lan rộng niềm đam mê của mình cùng những kiến thức có được của bản thân, Thắng cũng đã tham gia hỗ trợ hướng dẫn, chia sẻ cho những học viên trong các lớp lập trình nhúng, vi điều khiển.

Responsive image

Trần Văn Huy

Trần Văn Huy tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Điều khiển & Tự động hóa trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Hiện tại Huy đang làm kỹ sư R&D tại Vingroup. Huy có kinh nghiệm và đang quan tâm đến các lĩnh vực Hệ thống nhúng trong IoTs, các chuẩn giao tiếp không dây như WiFi, BLE, Zigbee, LoRa, Cellular, anh từng tham gia vào các dự án lớn về phát triển hệ thống smarthome, hệ thống điều khiển đèn qua Bluetooth Mesh và Robot hỗ trợ giáo dục trẻ em.

Huy tham gia đóng góp vào nội dung các bài giảng và hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn phát triển dự án, đề tài cho các học viên tham gia các khóa học tại TAPIT.

Responsive image

Lê Hữu Duy

Anh Lê Hữu Duy tốt nghiệp thạc sĩ ngành Kỹ thuật Điện tử tại Đại học KyungHee, Hàn Quốc. Hiện anh đang làm giảng viên tại trường Sư Phạm Kỹ Thuật, Đại học Đà Nẵng. Lĩnh vực nghiên cứu của anh bao gồm Machine Learning/ Artificial Intelligence và Digital Signal Processing ứng dụng trên edge devices và embedded system.

Với kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu, anh Lê Hữu Duy sẽ tham gia tư vấn, định hướng cho các học viên có mong muốn xây dựng và phát triển các đề tài, dự án trong lĩnh vực của mình.

Responsive image

Phạm Công Anh Huy

Phạm Công Anh Huy tốt nghiệp ngành Điện tử - Viễn thông trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng với hơn 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Thị giác máy tính. Hiện tại anh là phó trưởng nhóm Trí tuệ nhân tạo tại công ty ATOMA Technology.

Với kinh nghiệm trong thiết kế và triển khai các dự án Thị giác máy tính, Trí tuệ nhân tạo... Anh tham gia chia sẻ các kiến thức chuyên môn và tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho các thành viên công đồng TAPIT.

Responsive image

Huỳnh Tấn Lĩnh

Huỳnh Tấn Lĩnh là kỹ sư tốt nghiệp chuyên ngành Điện tử của khoa Điện tử - Viễn thông Đại học Bách khoa Đà Nẵng với hơn 6 năm kinh nghiệm làm việc về hệ thống nhúng. Anh từng tham gia rất nhiều cuộc thi trong lĩnh vực này và đạt nhiều giải thưởng cao. Hiện tại anh đang là trưởng team R&D phần cứng tại Công ty ATOMA Technology.

Với kinh nghiệm trong mảng thiết kế mạch, lập trình nhiều dòng vi điều khiển, xây dựng hệ thống tự động hóa…Anh Lĩnh thường xuyên tham gia chia sẻ các kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm cho các thành viên trong cộng đồng TAPIT cũng như tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật trong cho các học viên.

Lập trình Vi điều khiển STM32, Vi xử lý ARM Cortex M - CB
45 bài học với các mục tiêu quan trọng:
  • Cấu trúc vi xử lý ARM Cortex M
  • Kỹ năng Debug
  • Quản lý Interrupts
  • Khai thác thư viện HAL
  • Các ngoại vi GPIO, EXTI, UART
Internet of Things
45 bài học với các mục tiêu quan trọng:
  • Làm chủ kit WIFI ESP8266/ESP32
  • Giao thức HTTP, MQTT
  • Xử lý dữ liệu chuỗi JSON
  • Khai thác Firebase Realtime Database
  • Nền tảng CloudMQTT, Blynk, ThingSpeak,...
Lập trình Arduino
45 bài học với các mục tiêu quan trọng:
  • Phần cứng board Arduino
  • Các ngoại vi cơ bản của vi điều khiển
  • Thiết kế và sử dụng Interrupts
  • Các chuẩn giao tiếp UART (Serial), I2C, SPI
  • Sử dụng được các thư viện Arduino