Khóa học Online

Khóa học cung cấp các kiến thức chi tiết về bộ vi xử lý ARM Cortex M3/M4 và các ý tưởng, hướng dẫn để lập trình xử lý ngắt, sử dụng các ngoại vi dòng vi điều khiển STM32 trong việc xây dựng firmware cho một dự án.

5 điểm quan trọng mà các bạn sẽ đạt được khi tham gia khóa học:

  • Làm chủ Kit phát triển WiFi ESP8266/ESP32 lập trình trên nền tảng Arduino IDE
  • Hiểu rõ và biết cách sử dụng các giao thức truyền tin HTTP, MQTT trong ứng dụng IoT
  • Tương tác với nền tảng Firebase Realtime Database và định dạng dữ liệu JSON
  • Phát triển ứng dụng IoT sử dụng các nền tảng: CloudMQTT, Blynk, ThingSpeak, …
  • Được bổ trợ các kiến thức nâng cao trong xây dựng hệ thống IoT (cập nhật từ xa, bảo mật, điện toán đám mây, trợ lý ảo giọng nói…)

Khóa học này dành cho ai?

  • Bất kỳ ai, nếu muốn tìm hiểu và tự tạo được ứng dụng Internet of Things
  • Các bạn đang quan tâm đến Internet of Things mong muốn trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng lập trình
  • Sinh viên hoặc kỹ sư các ngành kỹ thuật muốn tìm hiểu và ứng dụng Internet of Things vào học tập và tìm kiếm cơ hội việc làm

Yêu cầu:

  • Khóa học dành cho người chưa từng có kinh nghiệm về lập trình IoT, học viên có kiến thức cơ bản về lập trình ngôn ngữ C/C++ hoặc đã từng lập trình trên nền tảng Arduino IDE là một lợi thế

Thông tin giảng viên:

  • Giảng viên chính của khóa học là kỹ sư Lê Công Vĩnh Khải, là kỹ sư ngành Kỹ thuật Máy tính trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng với hơn 3 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Internet of Things. Hiện anh là trưởng nhóm IoT R&D tại Công ty TNHH Kỹ thuật TAPIT, từng tham gia nghiên cứu, phát triển các giải pháp, thiết bị trong nhiều dự án IoT, thông tin chi tiết có thể xem tại đây. Bên cạnh đó, học viên còn được hỗ trợ bởi trợ giảng là kỹ sư Ngô Văn Trung có nhiều kinh nghiệm trong phát triển các dự án về IoT, IT. Anh đã từng tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật về IoT cho hàng trăm học viên tham gia các khóa học tại TAPIT.
  • Khóa học được chúng tôi thiết kế bài bản kết hợp giữa lý thuyết và thực hành với mục tiêu giúp học viên được trang bị đầy đủ các kiến thức căn bản về IoT (cả phần cứng và phần mềm), từ đó có thể tiếp cận với xu thế IoT theo một lộ trình nhanh chóng và đơn giản nhất. Chúng tôi cam kết sẽ hỗ trợ tận tình và giúp các bạn giải đáp các thắc mắc liên quan đến nội dung khóa học. Nếu bạn không hài lòng về bất cứ lý do gì khi tham gia khóa học, bạn sẽ được hoàn lại tiền đầy đủ trong vòng 30 ngày

Nội dung khóa học:

Phần 1: Giới thiệu (3 bài)
Bài 1: Tổng quan về khóa học
Bài 2: Tầm quan trọng của Internet of Things
Bài 3: Cài đặt môi trường, thư viện, quản lý project và tài liệu hỗ trợ khóa học
Phần 2: Lập trình NodeMCU cơ bản (7 bài)
Bài 4: Tìm hiểu sơ đồ nguyên lý Kit NodeMCU
Bài 5: Phương pháp lập trình với Arduino IDE
Bài 6: Chức năng nhập xuất tín hiệu số
Bài 7: Chức năng ngắt ngoài
Bài 8: Chức năng giao tiếp Serial
Bài 9: Xử lý chuỗi trong Arduino
Bài 10: Bộ chuyển đổi tương tự - số (ADC)
Phần 3: Nhập môn IoT (3 bài)
Bài 11: Bộ giao thức TCP/IP
Bài 12: Kiến trúc IoT
Bài 13: Các chế độ WiFi trên NodeMCU
Phần 4: Giao thức HTTP (3 bài)
Bài 14: Lý thuyết giao thức HTTP
Bài 15: Thực hành giao thức HTTP
Bài 16: Tạo Web server trên NodeMCU
Phần 5: Tương tác Firebase Realtime Database (FRD) và định dạng chuỗi JSON (4 bài)
Bài 17: Giới thiệu FRD và định dạng chuỗi JSON
Bài 18: Lập trình truy vấn FRD với dữ liệu đơn giản
Bài 19: Chuỗi JSON: Serialize và Deserialize
Bài 20: Lập trình truy vấn FRD với dữ liệu chuỗi JSON
Phần 6: Giao thức MQTT (4 bài)
Bài 21: Lý thuyết giao thức MQTT
Bài 22: MQTT Client và MQTT Broker
Bài 23: Kết nối và truyền dữ liệu với NodeMCU
Bài 24: Nhận và xử lý dữ liệu với NodeMCU
Phần 7: Nền tảng xây dựng ứng dụng (4 bài)
Bài 25: Nền tảng Blynk (Android/iOS): Ứng dụng điều khiển đèn từ xa
Bài 26: Nền tảng Blynk (Android/iOS): Ứng dụng điều khiển thiết bị, đồng bộ trạng thái và giám sát dữ liệu.
Bài 27: Nền tảng mở ThingSpeak
Bài 28: Giới thiệu một số nền tảng Web/App hữu ích khác
Phần 8: Kiến thức nâng cao (4 bài)
Bài 29: Ứng dụng chế độ Access Point trong sản phẩm thực tế
Bài 30: Ứng dụng cập nhật chương trình từ xa qua mạng Internet (OTA)
Bài 31: Vấn đề bảo mật hệ thống IoT qua môi trường Internet
Bài 32: Nền tảng điện toán đám mây IoT (Google và AWS)
Bài 33: Tích hợp trợ lý ảo giọng nói Google trong ứng dụng nhà thông minh
Phần 9: Tổng kết cuối khóa và cấp bằng chứng nhận

600.000 VND

  • Trình độ: má»›i bắt đầu
  • Bài học: 33 bài
  • Xem trên máy tính, điện thoại
  • Sở hữu: 3 năm
  • Cấp chứng nhận hoàn thành